Sở đoản là gì? Nên trả lời câu hỏi về sở đoản như thế nào khi phỏng vấn?

Chúng ta thường nghe các nhà tuyển dụng đặt câu hỏi về sở trường và sở đoản của ứng viên trong quá trình phỏng vấn. Hầu như mọi người thường dễ dàng hình dung về sở trường là những điểm mạnh của con người nhưng lại khá mơ hồ về từ sở đoản. Vậy thực chất sở đoản là gì?

Bất kỳ ai cũng có những điểm nổi trội riêng cả bản thân để ứng dụng vào một công việc nào đó. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh thì không thể thiếu đi những điểm yếu mà bản thân không thể vượt qua. Câu hỏi về sở trường và sở đoản của các nhà tuyển dụng khi phỏng vấn ứng viên cũng nhằm mục đích hiểu hơn về những thế mạnh mà họ đang sở hữu cũng như những khuyết điểm mà họ chưa cải thiện được.

Vậy trên nền tảng đó, chúng ta có thể đã nắm bắt được ý nghĩa cơ bản cảu sở đoản là gì? Nhưng để có một cách hình dung chính xác hơn về cụm từ này, mời các bạn cùng đọc qua bài viết dưới đây.

1. Sở đoản là gì?

Trong từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học được xuất bản năm 2016, sở đoản được định nghĩa là điểm yếu, điểm kém cỏi của một người. Nói một cách cụ thể thì sở đoản chính là những điều hạn chế của một người nào đó, khi họ không thể hoàn thành tốt công việc cụ thể, hoặc không đạt được một sự khéo léo trong cách làm hay không có khả năng hoàn thành được. Tuy nhiên, sở đoản hoàn toàn có thể cải thiện nếu như bạn cố gắng loại bỏ những suy nghĩ hạn chế năng lực của bản thân và tập trung tiến về một mục tiêu xa hơn.

2. Vì sao nhà tuyển dụng phải hỏi về sở đoản của bạn?

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu hỏi liên quan đến sở trường và sở đoản vào những phút cuối của buổi phỏng vấn như một lần nữa cho bạn cơ hội khẳng định những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân có phù hợp với vị trí ứng tuyển của công ty hay không?

Ngoài những câu hỏi về kiến thức chuyên môn, trình độ, năng lực hay kỹ năng xã hội, thì điều nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn ứng viên trả lời một cách chân thật với họ đó chính là điểm yếu hay sở đoản của bạn là gì?

Mục đích chính của câu hỏi này, không hoàn toàn mang tính chất lọc ứng viên như nhiều người vẫn nghĩ, vì nếu sở trường của bạn phù hợp với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển và sở đoản không ảnh hưởng quá lớn đến công việc, bạn hoàn toàn có cơ hội làm được nhận vào công ty làm việc.

Nhà tuyển dụng muốn nắm rõ những hạn chế nhất định của bạn để xem xét xem liệu những điểm yếu đó có tác động đến quá trình làm việc của bạn hay không, nhưng chắc chắn rằng nếu bạn là ứng cử viên tìm năng nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho bạn phát huy thế mạnh đồng thời giúp bạn hạn chế những điểm yếu của bản thân bấy lâu nay. Vì vậy, hãy tự tin rằng nhà tuyển dụng chỉ muốn tạo môi trường tốt nhất để bạn tìm ra chính mình dựa trên những sở trường và sở đoản của bạn mà thôi.

3. Làm thế nào để trả lời câu hỏi về sở đoản tốt nhất?

Chúng ta luôn cảm thấy tốt hơn khi nói về những sở trường mình có so với những điểm yếu, chính vì thế khi trình bày về sở đoản của mình trước nhà tuyển dụng bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

– Dành thời gian để soạn sẵn những sở trường và sở đoản của bản thân, trong đó sở trường từ 5 đến 6 điểm, sở đoản tầm 2- 3 là đủ, càng liệt kê ít càng tốt.

– Trình bày sở trường đi liền với sở đoản, hai yếu tố này luôn bổ trợ cho nhau một cách vô cùng hiệu quả. Ví dụ: sở đoản của bạn là dành khá nhiều thời gian để phân tích công việc, vì em muốn chắc chắn rằng mọi quá trình làm việc luôn được kiểm soát tốt nhất, với sự tỉ mỉ và thái độ tập trung mà em đã thực hiện để đảm bảo hiệu quả công việc đạt mức cao nhất.

– Thái độ khi nói về sở đoản cũng rất quan trọng, bạn không nên quá e dè hay nói lí nhí về những điểm yếu của mình, điều đó khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là một người không tự tin khắc phục được những yếu điểm thật sự, chắc chắn họ sẽ không muốn trao cơ hội cho những ứng viên như thế. Thay vào đó, hãy trình bày những vấn đề hạn chế của mình một cách tự tin nhất, hãy gián tiếp nói cho nhà tuyển dụng biết rằng, bạn là người có khả năng khắc phục được những thiếu sót của bản thân mình một cách tốt nhất.

Hy vọng rằng, sau khi đọc qua bài viết này bạn đã có thể hiểu rõ hơn về khái niệm sở đoản là gì, đồng thời có được những bí kíp chinh phục nhà tuyển dụng thông qua những cách trả lời thông minh và khôn khéo nhất.

Chúc bạn thành công !