Trong lĩnh vực kinh doanh và vận hành doanh nghiệp thì thuật ngữ NDA được dùng nhiều trong việc ký hợp đồng lao động. Nếu bạn chuẩn bị đi làm thì cần nắm rõ về NDA có thể đó là thỏa thuận đầu tiên bạn kí khi bước chân vào doanh nghiệp. Vậy bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu NDA là gì, phân loại và vai trò của NDA.
- Khái niệm
NDA là viết tắt của “Non-Disclosure Agreemen” có nghĩa tiếng việt là “thỏa thuận bảo mật thông tin” là một hợp đồng thỏa thuận không tiết lộ thông tin nhạy cảm giữa hai bên. Thông tin này được các bên bảo mật và chỉ chia sẻ cho bên thứ hai khi có mục đích hợp tác, hạn chế tối đa không cung cấp cho bên thứ ba nào được biết đến.
Hiện nay, khi ký kết hợp đồng lao đồng thường ký thêm NDA đang được đa số các doanh nghiệp áp dụng. Để bảo mật thông tin doanh nghiệp đảm bảo không bị người lao động phát tán ra ngoài khi chưa được đồng ý gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp. Thỏa thuận NDA nhằm bảo về các thông tin có tính độc quyền như lợi thế thương mại, bí mật kinh doanh mà doanh nghiệp phải nghiên cứu, bỏ chi phí tìm hiểu, xây dựng.
- Phân loại NDA
NDA được thỏa thuận dựa trên nhu cầu thực tế của từng doanh nghiệp mà có nhiều loại khác nhau, có ba loại NDA cơ bản dưới đây:
NDA đơn phương: là bảo mật thông tin một chiều, thỏa thuận được thực hiện liên quan giữa hai bên và trong đây đặc biệt chỉ có một bên cung cấp, đưa thông tin, tài liệu bí mật cho bên kia. Thỏa thuận được ký để giữ kín thông tin nếu bị lộ ra ngoài thì bên tiết lộ phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng. Ví dụ NDA đơn phương như là đối với hợp đồng với nhân viên mới, bảo mật quyền truy cập vào các thông tin của doanh nghiệp, chỉ có người lao động kí thỏa thuận.
NDA song phương: có tên khác là NDA hai chiều là thỏa thuận liên quan đến hai bên mà trong đó hai bên đều có dự định cung cấp thông tin cho nhau và yêu cầu cả hai bên có trách nhiệm bảo mật thông tin của nhau. Nếu thông tin bị lộ ra bên ngoài khi chưa được bên kia cho phép thì bên tiết lộ sẽ phải bồi thường theo hợp đồng. Ví dụ các doanh nghiệp có ý định sáp nhập cùng phát triển thì thường sử dụng NDA song phương.
NDA đa phương: là bảo mật thông tin của nhiều bên liên quan (số lượng lớn hơn hai bên) được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, thông tin được các bên cung cấp không được để phát tán ra ngoài, yêu cầu giữ bí mật. Ngoài ra, NDA đa phương giúp không còn bị hạn chế giữa loại NDA đơn phương hay NDA song phương, còn được xem là thỏa thuận có lợi vì các bên xem xét tình hình thực tế, thực thi, có thể chỉ thực hiện một thỏa thuận. Tuy nhiên, nhược điểm của NDA đa phương là cuộc giao dịch diễn ra trong thời gian dài. Ví dụ tại một doanh nghiệp khi cần test sản phẩm phải yêu cầu kí thỏa thuận NDA vì là sản phẩm còn trong quá trình thử nghiệm chưa công bố nên cần bảo mật thông tin.
- Vai trò của NDA
NDA có vai trò quan trọng trong việc đàm phán, ký hợp đồng đối với cá nhân lao động và doanh nghiệp, đặc biệt các thông tin mật cần giữ kín không thể tiết lộ. Khi đã có NDA trong điều khoản hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ tự tin cung cấp thông tin mà không lo bị rò rỉ thông tin ra ngoài hay bị đối thủ nắm được.
Ngoài ra NDA được dùng thông dụng ở nhiều trường hợp khác nhau. Trong trường hợp hai doanh nghiệp muốn xem xét tiến đến hợp tác kinh doanh mà muốn bảo vệ lợi ích thông tin bản thân. NDA giúp doanh nghiệp đưa ra yêu cầu bên đối tác phải giữ bí mật thông tin về quy trình sản xuất, kế hoạch kinh doanh,…
Trên đây đã cho bạn biết NDA là gì, phân loại và vai trò NDA hy vọng bạn đã nắm rõ về NDA hơn. Một khi đã quyết định ký thỏa thuận NDA thì bạn phải biết bảo mật thông tin nếu tiết lộ thì phải bồi thường.