Văn bằng 2 là gì? Ưu điểm và nhược điểm của việc học thêm văn bằng 2

Đối với nhiều bạn trẻ muốn nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm và tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích trước khi ra trường thường lựa chọn việc học thêm văn bằng hai song song với quá trình học văn bằng 1. Nhưng cũng có nhiều bạn quyết định học thêm văn bằng 2 khi đã có được văn bằng 1. Vậy văn bằng 2 là gì?

Để giúp bạn có thêm những kiến thức về khái niệm văn bằng 2 là gì, trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích cụ thể về vấn đề trên một cách chi tiết. Đồng thời, nêu ra những ưu điểm và nhược điểm của việc học văn bằng 2 trong thời đại hiện nay, giúp các bạn có được một góc nhìn toàn diện về vấn đề này trước khi đưa ra quyết định chính xác.

1. Văn bằng 2 là gì?

Văn bằng 2 là loại văn bằng bạn sẽ được cấp nếu như bạn tham gia một chương trình đào tạo thứ hai sau khi hoàn thành đào tạo thứ 1. Hoặc cũng có thể vừa học văn bằng 1 trong một khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm và đăng ký học văn bằng 2 song song với thời điểm học văn bằng 1.

Tuy nhiên, tùy vào trường bạn đang theo học chỉ cho phép sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học thứ 1 mới được đăng ký và tiếp tục học văn bằng thứ 2, hay cho phép sinh viên được học cùng lúc hai chương trình cùng một lúc. Tuy nhiên, cũng tùy vào mong muốn và khả năng học tập của nhiều người để xem xét lại quá trình học văn bằng 2 có thật sự cần thiết đối với họ hay không.

2. Ưu điểm và nhược điểm của việc học văn bằng 2

Bất kỳ vấn đề gì trong cuộc sống đều tồn tại hai mặt khác nhau, việc học thêm văn bằng 2 cũng vậy. Mặc dù biết rằng việc kiên trì học tập là rất tốt tuy nhiên nếu xét theo nhiều phương diện khác nhau thì việc học văn bằng 2 có nhưng ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm:

– Có thêm được kiến thức mới:

Tri thức luôn là điều cần thiết đối với con người trong cuộc sống vì nó giúp chúng ta phát triển và hoàn thiện hơn về tư duy lẫn suy nghĩ. Nếu sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thứ 1, bạn có nguyện vọng tiếp tục học thêm một chuyên ngành thứ 2, chuyên ngành thứ 2 này có thể liên quan đôi chút với chuyên ngành thứ 1 sẽ giúp bạn gia tăng nhiều kiến thức hơn mà trước khi bạn chưa có cơ hội được tìm hiểu nhiều như lúc học văn bằng 1.

 Ví dụ bạn học chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, sau khi tốt nghiệp bạn muốn chuyển hướng sang lĩnh vực giảng dạy, bạn có thể đăng ký học thêm chứng chỉ sư phạm hoặc học chuyên ngành 2 là sư phạm Anh Văn sẽ là điều kiện tốt giúp bạn vừa có kiến thức đầy đủ vừa nâng cao được kỹ năng giảng dạy thực tế của mình nhiều hơn.

– Có thời gian để rèn luyện bản thân

Ngoài việc học kiến thức, bạn vẫn có thể học thêm những kỹ năng giao tiếp, phát triển bản thân trong môi trường đoàn hội, thông qua các hoạt động của nhà trường. Những kiến thức như thế này cũng giúp ích đến quá trình bạn hoàn thiện bản thân giúp bạn tự tin hơn rất nhiều cho công việc của bạn trong tương lai.

– Cơ hội tìm kiếm việc làm

Mục đích chính của các bạn trẻ khi quyết định học thêm văn bằng 2 đó chính là muốn tăng cơ hội tìm kiếm công việc về sau. Hầu hết những công ty đều đánh giá cao và trao cơ hội làm việc cho những ứng cử viên có hai văn bằng đại học trở lên. Nhà tuyển dụng không những đánh giá cao trình độ chuyên môn cũng như khẳng định thái độ làm việc cầu tiến và siêng năng của bạn trước nhiều đối thủ khác.

Nhược điểm:

Nhược điểm chính của việc học văn bằng 2 đó chính là tốn nhiều thời gian và chi phí đầu tư gấp đôi bình thường. Hãy nghĩ xem, bạn dành thời gian để tốn 4 năm mới nhận được một tấm bằng đại học, đó là một khoảng thời gian không hề ngắn. Nhưng nếu bạn tốn thêm một khoảng thời gian từ 3 đến 4 năm như thế để học một văn bằng thứ 2 có phải thời gian học của bạn sẽ kéo dài tận 6 đến 8 năm hay không?

Chúng tôi không hề phủ định vai trò của và lợi ích của việc học văn bằng thứ 2 nhưng nhược điểm của vấn đề này chính là việc bạn phải đánh đổi nhiều thời gian và công sức hơn để có được những gì mình muốn. Vì khi bạn đã quyết định học văn bằng 2, tức là văn bằng 1 của bạn chưa thật sự phù hợp, để bạn có thể giúp bạn tìm kiếm được một công việc ổn định tại thời điểm đó. Vậy bạn lấy cơ sở nào để chắc chắn rằng văn bằng 2 sẽ thực sự giúp bạn tìm được một câu việc lý tưởng hơn sau 4 năm nữa.

Lời khuyên dành cho bạn, là nếu thật sự xác định đúng chuyên ngành mà bạn đam mê và chuyên ngành đó có thể giúp bạn tìm được một công việc như bạn mơ ước thì hãy tự tin đăng ký học văn bằng 2. Còn nếu bạn lựa chọn việc học văn bằng 2 như một phương án dự bị thì tốt nhất bạn nên suy nghĩ lại vấn đề này. Vì thực tế bạn có thể tìm kiếm một công việc trái ngành để học hỏi thêm kinh nghiệm và kỹ năng sống sẽ tốt hơn việc tốn thời gian dài mài giũa bản thân trong nơi giảng đường đại học, nhìn chung đó là một quyết định không mấy khả thi.

Mong rằng, với những phân tích trên chúng tôi đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “văn bằng 2 là gì” và đưa ra cho bạn những khía cạnh phân tích vấn đề một cách cụ thể để bạn có được quyết định chính xác cho cuộc đời mình.