Cách Đánh Giá Cơ Hội Việc Làm Đà Nẵng

Sau một quá trình tìm việc làm không đơn giản, bạn nhận được một lời mời việc làm Đà Nẵng, điều quan trọng là hãy dành thời gian để đánh giá công việc này thật cẩn thận. Như vậy bạn sẽ có thể đưa ra quyết định sáng suốt rằng sẽ đồng ý hay từ chối cơ hội việc làm Đà Nẵng này. Bạn sẽ không muốn đưa ra một quyết định vội vã để rồi phải hối hận về sau đâu.

Đâu là cách tốt nhất để quyết định liệu mình có nên nhận công việc hay không? Quan trọng là hãy cân nhắc nhiều điều hơn là chỉ vấn đề mức lương. Khi xem lại lời mời việc làm, hãy cân nhắc toàn bộ thông tin, bao gồm chi tiết về công việc, mức lương, quyền lợi, giờ làm việc, tính linh động, văn hóa việc làm Đà Nẵng trong công ty, lương hưu và môi trường làm việc. Nếu bạn đang xem xét nhiều lựa chọn việc làm và cố gắng quyết định nên chọn công việc nào, hãy đánh giá cả hai và so sánh chúng.

Hãy chắc chắn là công ty đáp ứng những tiêu chí bạn cần cho một công việc lí tưởng, hoặc ít nhất cũng gần giống vậy. Hãy lưu ý lựa chọn công việc nào cần thiết cho các bước trên con đường sự nghiệp của mình.

Có thể có những dấu hiệu cảnh báo rằng công việc có khả năng là một cơn ác mộng mà bạn cần nhận biết sớm. Hãy cân đo đong đếm những mặt lợi và hại, và dành thời gian nghiền ngẫm các lựa chọn. Hoàn toàn chấp nhận được khi đề nghị nhà tuyển dụng bạn cần thêm thời gian để suy nghĩ lại.

         Bí quyết đánh giá cơ hội việc làm

Sau đây là 5 điều cần suy nghĩ trước khi nói đồng ý.

1. Lương

Lương không phải là điều duy nhất cần nghĩ đến, như rất quan trọng. Mức lương này có như bạn mong đợi không? Liệu bạn sẽ có thể thanh toán các hóa đơn của mình? Nếu câu trả lời là không, thì đừng nhận công việc này, ít nhất là không nhận ngay lập tức.

Hãy đảm bảo bạn được trả lương xứng đáng và bạn hài lòng với các quyền lợi. Không ai muốn rơi vào tình huống sau khi nhận việc rồi mới nhận ra mức lương này là không đủ. Nếu lương không đúng như bạn mong đợi, hãy xem xét đàm phán lương với nhà tuyển dụng.

2. Quyền lợi

Bên cạnh lương, hãy xem những quyền lợi bạn sẽ được nhận. Đôi khi, những quyền lợi này cũng quan trọng như mức lương của bạn. Nếu bạn không chắc về những quyền lợi dành cho mình, hãy hỏi thêm thông tin.

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết về bảo hiểm y tế, tai nạn và nhân thọ, nghỉ phép và nghỉ ốm, và những quyền lợi khác.

3. Giờ làm việc và di chuyển

Trước khi nhận việc, hãy chắc chắn là bạn nắm rõ về thời gian và lịch làm việc của mình. Ngoài ra, hãy xác nhận có bao gồm vấn đề di chuyển không.

Nếu công việc yêu cầu 45 hoặc 50 giờ làm việc một tuần và bạn quen làm việc trong 35 giờ, hãy cân nhắc liệu bạn sẽ gặp khó khăn khi đảm nhận lịch làm việc này. Nếu bản chất công việc yêu cầu bạn làm việc bên ngoài văn phòng 3 ngày 1 tuần, hãy chắc chắn bạn cũng có thể làm được hay không.

Đồng thời, hãy xem xét thời gian di chuyển từ nhà đến chỗ làm và về. Việc di chuyển có làm bạn mất nhiều thời gian hay bạn phải chịu phí gởi xe không?

4. Tính linh động và văn hóa công ty

Khi tìm việc làm, nhiều người trong chúng ta, có con nhỏ hoặc cha mẹ già, hoặc những lí do cá nhân khác, cần tính linh động trong lịch trình làm việc. Và cũng quan trọng khi cảm thấy thoải mái trong một môi trường mình sẽ làm việc.

Hãy hỏi liệu bạn có thể thử dành ra ít thời gian trong văn phòng làm việc, trò chuyện với đồng nghiệp hoặc cấp trên tương lai, nếu bạn không chắc liệu mình có hợp với môi trường và văn hóa công ty này hay không.

5. Vấn đề cá nhân

Mỗi người đều có những vấn đề cá nhân riêng. Một công việc có thể là hoàn hảo với bạn lại là vô cùng khủng khiếp với người khác. Mặt khác, nếu bạn cần việc làm, cần có lương ngay lập tức, thì cũng dễ hiểu nếu bạn nhận việc không hoàn toàn phù hợp với mình.

Hãy dành thời gian xem xét những mặt lợi và hại. Liệt kê ra thành danh sách luôn hữu ích. Ngoài ra, hãy lắng nghe linh tính của mình – nếu tiếng lòng bảo bạn đừng nhận công việc, thì hẳn phải có vấn đề nào đó. Hãy lưu ý rằng nếu đây không phải công việc dành cho bạn, không có nghĩa bạn đã mất hết tất cả. Biết đâu cơ hội tìm việc làm kế tiếp có thể lại là một sự phù hợp hoàn hảo dành cho bạn.

Sẽ dễ dàng hơn khi từ chối một công việc thay vì xin nghỉ khi vừa mới bắt đầu vào làm. Nhà tuyển dụng cũng sẽ mong bạn từ chối ngay từ đầu, hơn là phải bắt đầu lại toàn bộ qui trình tuyển dụng sau vài tuần công ty bị giảm năng suất.

Vậy nên, hãy dành thời gian đánh giá kĩ lưỡng cơ hội việc làm. Đặt câu hỏi nếu bạn có thắc mắc. Nếu bạn cần suy nghĩ lại, hãy đề nghị thêm thời gian trước khi quyết định. Hãy dành thời gian để đưa ra quyết định sáng suốt nhất, đảm bảo bạn và công việc, công ty hoàn toàn phù hợp.

https://www.thebalancecareers.com/how-to-evaluate-a-job-offer-2061399